TRANG CHỦ - TRÒ CHƠI TÀI XỈU UY TÍN GASCHOOLSTORE

Công nghệ biến rác thải nilon thành dầu đốt

trò chơi tài xỉu uy tín gaschoolstore

Viện Vật liệu xây dựng vừa chế tạo và chuyển giao công nghệ thành công dây chuyền tái chế rác thải nilon thành dầu đốt công suất 2,5 tấn dầu/ngày cho Công ty CP môi trường Việt Nam (Đà Nẵng). Thành công này ghi dấu ấn về sự hình thành một công nghệ xử lý rác hoàn hảo mang thương hiệu Việt Nam.

Sơ đồ công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt

Dây chuyền thiết bị và công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt được Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao trong khuôn khổ nội dung đề tài Nghiên cứu cấp Bộ Xây dựng mang mã số RD 28-11 “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất dầu đốt từ các nguồn phế thải nhựa góp phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường”.

Công nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt được thực hiện qua các quá trình tách loại tạp chất  và xử lý nilon, quá trình nhiệt phân xúc tác phá vỡ cấu trúc mạch polymer của nilon và quá trình tách phân đoạn sản phẩm. Sản phẩm của công nghệ bao gồm:  15-25% Khí gas được xử lý và sử dụng đốt cấp nhiệt cho lò nhiệt phân; 60-65% nhiên liệu lỏng (dầu PO) có thành phần là các hydrocacbon tương tự như trong hỗn hợp xăng dầu từ dầu mỏ và  5- 10% tro than.

Một số góc nhìn của dây chuyền công nghệ tại Đà Nẵng

Sản phẩm dầu đốt có nhiệt trị cao từ 10.000 -11.000 Kcal/kg sẽ là nguồn nhiên liệu tốt có thể thay thế 1 phần hoặc 100% cho các lò đốt đang sử dụng dầu DO và FO hiện nay.

Theo TS Mai Ngọc Tâm, Phó Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, công nghệ này không chỉ giảm thiểu tối đa chôn lấp rác thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà đặc biệt là tận thu, tái chế các thành phần khó phân huỷ trong rác thải sinh hoạt lại vừa tạo ra nguồn năng lượng tái tạo cho các nhà máy sản xuất công nghiệp sử dụng dầu đốt tại địa phương.

TS Mai Ngọc Tâm cũng cho biết, ngoài Công ty CP Môi trường Việt Nam tại Đà Nẵng, Viện Vật liệu xây dựng con chuyển giao một dây chuyện công nghệ tương tự tại Rạch Giá, Kiên Giang. Hiện nay, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã liên hệ với Viện đặt vấn đề về việc lắp đặt dây chuyền này.V

Ông Nguyễn Ngọc Dân,Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Môi trường Việt Nam – đơn vị được chuyển giao: Công nghệ xử lý chất thải rắn Vinabio Energy là công nghệ trong nước, sử dụng dây chuyền thiết bị sản xuất trong nước nên chi phí đầu vào của dự án thấp hơn rất nhiều so với công nghệ nhập ngoại. Ông đơn cử, dây chuyền công nghệ bán tự động nhập ngoại với công suất phân loại và xử lý 100 tấn rác/ngày có giá lên tới 1 triệu USD. Trong khi đó, dây chuyền công nghệ Vinabio Energy với công suất xử lý 200 tấn rác/ngày và hoàn toàn tự động thì chỉ có giá 20 tỉ đồng.

Sản phẩm dầu từ nilon phế thải tại Kiên Giang

Còn ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty CP Môi trường ViệtNam cho biết: Hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng mỗi ngày bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận 650 tấn rác thải. Với tỉ lệ 8% nilon có trong 650 tấn rác thải hàng ngày trên địa bàn TP Đà Nẵng thì nhà máy có thể sản xuất ra khoảng 17 tấn dầu PO và RO trong 1 ngày. Lượng rác thải còn lại ngoài bao nilon sẽ được tái chế thành gạch xây dựng không nung, than sinh học…

Văn Dũng

//petrotimes.vn/cong-nghe-bien-rac-thai-nilon-thanh-dau-dot-57749.html